Chuyên gia Tâm lý Đặng Văn Nguyên

SĐT: 0888.77.1978 - 0918.612.338

Trang chủ»Góc chuyện nghề»Blog»Những đối tượng có thể mắc phải bệnh trầm cảm

Những đối tượng có thể mắc phải bệnh trầm cảm

Trầm cảm có thể xảy ra với bất kỳ ai và là tình trạng phổ biến ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là từ tuổi vị thành niên đến trung niên.

Ước tính khoảng 3,8% dân số trên toàn thế giới mắc trầm cảm với hơn 700.000 người chết vì tự tử mỗi năm. Một số đối tượng dễ mắc trầm cảm là:

  • Thanh thiếu niên: Trẻ em trong giai đoạn dậy thì thường có những biến đổi về sinh lý và tâm lý cũng như áp lực từ việc học tập, thi cử kéo dài. Nếu không có sự quan tâm và hướng dẫn của những người xung quanh, trẻ rất dễ mắc trầm cảm.

      + Người gặp sang chấn tâm lý: Những cú sốc hoặc biến cố đột ngột và nghiêm trọng rất dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm, chẳng hạn như người thân qua đời, phá sản, nợ nần, bị lừa đảo, tình cảm đổ vỡ, li dị, bất đồng với con cái.

  • + Phụ nữ sau sinh: Sự thay đổi về hormone, cơ thể, lối sống khiến phụ nữ giai đoạn này trở nên nhạy cảm và làm tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm sau sinh.

  • + Bệnh nhân: Những người đang điều trị bệnh lý khác, đặc biệt là những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến mạng sống như ung thư, tai nạn, tai biến, cắt bỏ các bộ phận rất dễ bị trầm cảm. Một số bệnh lý liên quan đến thẩm mỹ hoặc bệnh "khó nói" như giang mai, lậu cũng khiến họ rơi vào tự ti kéo dài và dẫn đến trầm cảm.

  • + Người thường xuyên gặp căng thẳng, áp lực: Việc đối diện thường xuyên với stress trong công việc, cuộc sống, mất cân bằng kinh tế và các mối quan hệ làm gia tăng tỷ lệ mắc tình trạng trầm cảm. Nhóm đối tượng này ngày càng gia tăng do những áp lực trong cuộc sống hiện đại.

  • + Người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích: Đây cũng là nhóm đối tượng dễ mắc trầm cảm nếu sử dụng các chất khiến thần kinh căng thẳng trong thời gian dài.

Biến chứng nguy hiểm khi bị trầm cảm

Trầm cảm gây ra những rối loạn nghiêm trọng và khủng khiếp, không chỉ các vấn đề sức khỏe thể chất mà tinh thần của bạn cũng bị ảnh hưởng rất lớn:

  • + Thừa cân hoặc béo phì.

  • + Thường xuyên đau ốm, thiếu năng lượng, mệt mỏi, mất ngủ làm tăng khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc làm nặng hơn các bệnh lý đang có.

  • + Lạm dụng rượu hoặc ma túy.

  • + Lo lắng, hoảng sợ hoặc rối loạn ám ảnh xã hội.

  • + Tự mình cách ly khỏi xã hội.

  • + Có ý định tự tử và tìm mọi cách để tự tử.

Khi nào bạn cần gặp chuyên gia tâm lý?

Các dấu hiệu cần gặp các chuyên gia tâm lý

Chứng trầm cảm đòi hỏi cần có sự can thiệp các chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

Nếu bạn có các dấu hiệu của rối loạn trầm cảm hay có ý muốn tự tử phải nhanh chóng đến các cơ sở tâm lý uy tín hoặc các trung tâm về sức khỏe tâm thần để được chẩn đoán chính xác và đề xuất hướng hỗ trợ thích hợp.

Bất kỳ các triệu chứng tâm lý nào ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, người thân hay các mối quan hệ xã hội cũng nên được quan tâm và hãy gặp các chuyên gia tâm lý nếu tình trạng này kéo dài.

Cách khắc phục và phòng ngừa tình trạng trầm cảm hiệu quả 

Tâm lý trị liệu

Các nhà tâm lý trị liệu sẽ thông qua giao tiếp để cải thiện sức khỏe tinh thần và tháo gỡ các vấn đề trong cảm xúc và hành vi của người mắc phải. .

Người mắc phải sẽ được tư vấn và tìm nguồn gốc của các vấn đề cảm xúc đang mắc phải, cách để bình tĩnh và vượt qua các vấn đề đó.

Đây là phương pháp trị liệu rất hiệu quả và khi kết hợp với một số phương pháp tiên tiến trong trị liệu trầm cảm sẽ mang lại hiệu quả cao.

Biện pháp phòng ngừa

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng đến từ nhiều nguyên nhân như công việc, học tập, biến cố. Bạn cần cải thiện kĩ năng giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và kiểm soát cảm xúc để có thể đối mặt với nghịch cảnh.

Thực hiện các bài tập thư giãn như yoga hoặc tập thể thao vừa phải, thiền đồng thời nuôi dưỡng lòng biết ơn và sự lạc quan.

Hãy thực hành khống chế những cảm xúc tiêu cực, trò chuyện với chuyên gia tâm lý của bạn để được hướng dẫn những phương pháp khắc phục những cảm xúc tồi tệ đó một cách hiệu quả.

Chia sẻ với bạn bè và gia đình

Khi chia sẻ với bạn bè và gia đình về vấn đề đang gặp phải, bạn sẽ nhận được sự đồng cảm, cùng sẻ chia từ họ.

Đồng thời, chính họ cũng sẽ là những người giúp bạn có hướng đi và cách giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Vì vậy, việc chia sẻ rất quan trọng, đặc biệt là trong thời điểm khủng hoảng.

Thực hiện thăm khám trị liệu khi phát hiện các triệu chứng

Hãy quan tâm đến sức khỏe tinh thần của mình và những người xung quanh để phát hiện sớm các triệu chứng trầm cảm. Từ đó có phác đồ trị liệu kịp thời không để trầm cảm diễn tiến quá nặng.

Cân nhắc trị liệu lâu dài

Khi trị liệu trầm cảm, hãy dùng thuốc theo phác đồ của các chuyên gia tâm lý và cân nhắc trị liệu lâu dài ngay cả khi các triệu chứng trầm cảm của bạn đã thuyên giảm để phòng tránh trường hợp xấu nhất trầm cảm có thể quay trở lại và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Nơi khám tư vấn về tình trạng trầm cảm

Nếu gặp các vấn đề như trên hãy đến ngay các trung tâm chuyên khoa Tâm lý, Thần kinh. Ngoài ra, có thể tham khảo trung tâm uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn trị liệu phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Trên đây là tất cả những thông tin về tình trạng trầm cảm mà các chuyên gia tâm lý đã chia sẻ. Khi còn những thông tin cần được hỗ trợ, mọi người hãy CLICK vào bảng chát để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.  

 

Chuyên gia tâm lý học Đặng Văn Nguyên
Địa chỉ : CT1 – CC chiến sĩ bộ Công An – Bắc Từ Liêm Hà nội
Hotline : 0888.77.1978 - 0918.612.338
Bản đồ