- Trầm cảm là gì?
- Các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên
- Gia đình giúp con vượt qua trầm cảm như thế nào?
- Cha mẹ cùng quan tâm chia sẻ, làm bạn với con dù trẻ ở bất cứ lứa tuổi nào bằng cách lắng nghe trẻ chia sẻ mọi khó khăn cũng như niềm vui trẻ có trong cuộc sống. Đặc biệt là các khó khăn trẻ có thể đã gặp phải ở trường học, trong các mối quan hệ bạn bè.
Dậy thì là lứa tuổi có những bất thường trong tính cách, hành vi. Khi thiếu niên có những biểu hiện không tích cực thì có thể đây là bắt đầu của bệnh trầm cảm tuổi dậy thì. Vậy dấu hiệu trầm cảm ở trẻ thanh thiếu niên là gì? Làm thế nào để có thể hỗ trợ trẻ trở lại với nhịp sống sinh hoạt bình thường?
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là bệnh lý của rối loạn cảm xúc, giảm khí sắc. Người bệnh luôn buồn rầu, giảm các hứng thú, sút cân, rối loạn giấc ngủ, giảm tập trung chú ý, không thích hoạt động. Nặng hơn, người bệnh có ý nghĩ mình phạm tội lỗi, thấy bản thân không xứng đáng và có thể dẫn tới hành vi tự sát.
Các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, trầm cảm ở trẻ vị thành niên sẽ biểu hiện một số hoặc bao gồm tất cả các triệu chứng:
- Thường xuyên cảm thấy buồn bã hoặc bực bội, khó chịu, hoặc đôi khi cảm thấy đầu óc trống rỗng
- Giảm hoặc mất quan tâm, hứng thú trong công việc và sinh hoạt mà trước đây là sở thích
- Ăn nhiều hơn hoặc ít hẳn đi, ăn không ngon
- Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, ngủ gián đoạn, thức giấc sớm hoặc ngủ nhiều.
- Lo lắng nhiều một cách vô cớ
- Cảm thấy mình không xứng đáng, mất tự tin hoặc thấy mình là gánh nặng cho những người xung quanh
- Giảm hoặc mất khả năng tập trung, khó khăn khi quyết định công việc
- Giảm hoặc mất trí nhớ.
- Mệt mỏi hoặc mất sinh lực, thấy khó khăn ngay cả với việc đơn giản
- Có ý nghĩ không muốn sống
- Rối loạn cơ thể: Đau đầu, đau bụng, nhức mỏi, buồn nôn... thường xuyên.
Đặc biệt, ở giai đoạn vị thành niên và thanh thiếu niên hay có trạng thái cảm xúc đặc trưng là có ý nghĩ mình vô dụng, có ý nghĩ và hành vi tự xâm hại bản thân, ý nghĩ tự sát, tự tử
Những biểu hiện này nếu kéo dài trên 2 tuần có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, học tập của trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ đi khám để được các chuyên gia tâm lý tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Gia đình giúp con vượt qua trầm cảm như thế nào?
Cha mẹ cùng quan tâm chia sẻ, làm bạn với con dù trẻ ở bất cứ lứa tuổi nào bằng cách lắng nghe trẻ chia sẻ mọi khó khăn cũng như niềm vui trẻ có trong cuộc sống. Đặc biệt là các khó khăn trẻ có thể đã gặp phải ở trường học, trong các mối quan hệ bạn bè.
-
Chia sẻ và cùng trẻ thảo luận với trẻ để giúp con từng bước vượt qua các khó khăn trong cuộc sống
-
Sắp xếp các hoạt động sinh hoạt hàng ngày phù hợp, không đặt ra nhiều kỳ vọng cũng như gây thêm cho trẻ các áp lực về thành tích học tập để trẻ có được tâm lý tốt.
-
Đối với trẻ, nhất là ở giai đoạn dậy thì - khi có sự thay đổi về hormone tâm sinh lý cũng thay đổi theo và rất dễ gặp phải các khó khăn tâm lý như: Lo âu, trầm cảm, kém tự tin, giảm tự trọng, rối loạn hành vi,... Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến từng các biểu hiện nhỏ của trẻ như: Ngủ muộn, mất ngủ, chán ăn, uể oải, mệt mỏi, hay tức giận, buồn bực, lầm lì ít nói, lười vệ sinh cơ thể, không thích đi ra khỏi nhà, giảm hoặc mất các hứng thú trước đây vẫn làm,... và những thay đổi nhỏ của trẻ để có hướng xử lý kịp thời.
Khi vấn đề của con trở nên khó khăn, cần gợi ý trẻ tìm đến các chuyên gia tâm lý tâm thần để được thăm khám và đến với các chuyên gia tâm lý để được tư vấn và trị liệu cho trẻ
Khi nào bạn cần đến gặp chuyên gia tâm lý?
Trầm cảm có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh, việc trị liệu cần thực hiện càng sớm càng tốt. Tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được khắc phục sớm, suy nghĩ tiêu cực còn khiến người mắc phải thực hiện những hành động xấu, tự gây hại cho bản thân và những người xung quanh.
Khi bạn có các dấu hiệu của trầm cảm, hãy tâm sự với bạn bè, người thân để được hỗ trợ, nếu cần thiết cần đi khám các chuyên gia tâm lý. Đặc biệt nếu xuất hiện ý nghĩ tự tử, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý ngay lập tức, việc nói chuyện với các chuyên gia tâm lý với các phương pháp trị liệu phù hợp sẽ giúp bạn cải thiện về sức khỏe tâm lý tinh thần khi bị trầm cảm.
Liệu pháp tâm lý là phương pháp trị liệu hiệu quả thường áp dụng đầu tiên cho người mắc phải trầm cảm, ngoài ra các trường hợp nặng có thể phải can thiệp bằng các biện pháp bổ trợ khác. Tuy nhiên, để đảm được thực hiện trị liệu đúng phác đồ thì các chuyên gia cần trực tiếp gặp người mắc phải.
Người bị trầm cảm cần có một lối sống tinh thần lành mạnh, lạc quan để hạn chế diễn tiến, tốt hơn có thể trị liệu khỏi. Những lưu ý cần thực hiện gồm:
-
Tập thể dục thường xuyên.
-
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
-
Đơn giản hóa cuộc sống.
-
Tránh tự cô lập bản thân.
-
Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng.
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu của trầm cảm và cách trị liệu, nếu cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với các chuyên gia tâm lý trị liệu để được hỗ trợ.
Địa chỉ - Cơ sở 1: LK76, Đường số 23, KĐT TP Giao Lưu, Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0888 77 1978
Gmail: tamlypsyone@gmail.com
Fanpage: Đăng nhập hoặc đăng ký để xem
Bài viết liên quan: