Chuyên gia Tâm lý Đặng Văn Nguyên

SĐT: 0888.77.1978 - 0918.612.338

Trang chủ»Góc chuyện nghề»Blog»Tổn thương tâm lý - Sức khỏe trị liệu

Tổn thương tâm lý - Sức khỏe trị liệu

Trong chúng ta ai cũng có những tổn thương, sang chấn về tâm lý – đó là một phần của cuộc sống. Tổn thương tâm lý có thể xảy ra khi ta còn nhỏ hoặc thậm chí khi ta đã trưởng thành.

Tổn thương tâm lý là bất kỳ sự kiện tiêu cực nào xảy ra trong cuộc sống gây đau khổ hoặc lo lắng căng thẳng mà ta bất lực không thể giải quyết được, làm giảm ý thức về bản thân và khả năng cảm nhận đầy đủ các cung bậc cảm xúc và trải nghiệm.

1. Nguyên nhân gây sang chấn tâm lý

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sang chấn tâm lý, đó là:

Sự ngược đãi hoặc cách ứng xử thiếu khéo léo, tế nhị, thậm chí là bạo lực, bỏ rơi của cha mẹ, người chăm sóc đối với con cái mình.

Những lạm dụng của kẻ xấu với trẻ em; hay có thể là những hoạt động bạo lực học đường, từ phía bạn bè, hoặc cũng có thể từ thầy cô thông qua lời nói, hình thức kỷ luật hà khắc.

Những đổ vỡ trong mối quan hệ gia đình cũng như những cách ứng xử thiếu văn minh ở nơi làm việc …

Tất cả những tổn thương này đã xảy ra trong quá khứ nhưng nó có ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành nhân cách cho cá nhân đó.

Tổn thương tâm lý là bất kỳ sự kiện tiêu cực nào xảy ra trong cuộc sống gây đau khổ hoặc lo lắng căng thẳng mà ta bất lực không thể giải quyết được, làm giảm ý thức về bản thân và khả năng cảm nhận đầy đủ các cung bậc cảm xúc và trải nghiệm.

2. Biểu hiện khi bị sang chấn tâm lý

Khi tình trạng sang chấn diễn ra trong một thời gian dài mà cơ thể không tự điều chỉnh được thì cá nhân đó sẽ có những tổn thương về sức khỏe, có thể gặp những biểu hiện như sau:

Triệu chứng tâm lý và cảm xúc:

  • Triệu chứng kích hoạt: Xấu hổ, cảm giác tội lỗi, thay đổi tâm trạng, sợ hãi, hung hăng, lo âu, thịnh nộ, kinh hoàng, bối rối, tự sỉ vả, thấy choáng ngợp.
  • Triệu chứng khép kín: Khó hoặc mất kết nối với mọi người, cảm giác mơ hồ và tê liệt, suy nghĩ mông lung, sợ phải lên tiếng hoặc bị nhìn thấy.

Triệu chứng thể chất:

  • Tăng cảnh giác mất ngủ, ác mộng, giật mình, sợ tiếng ồn, mất bình tĩnh, tim đập nhanh, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tự miễn…
  • Căng thẳng, nghiến răng, đau đầu, đau cơ, kiệt sức, mệt mỏi thường xuyên …

Triệu chứng xã hội:

  • Triệu chứng ràng buộc: Các mối quan hệ không rõ ràng, kiểu như vừa lảng tránh vừa đeo bám hoặc sợ mất quan hệ.
  • Triệu chứng cảm xúc: Không có ranh giới hoặc ranh giới quá cứng nhắc, kém linh hoạt, sống thu mình, dễ cáu kỉnh…

Nếu những tổn thương này không được chữa lành thì nó sẽ theo đuổi cá nhân đó trong suốt cuộc đời và ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống của họ. Vậy làm thế nào để có thể thoát ra khỏi tình trạng tối tăm đó?

Bí quyết chữa lành bản thân

Thông thường, chúng ta không được trang bị kiến thức cũng như kỹ năng để xử lý những tình huống căng thẳng sang chấn mà chúng ta thường phải nhờ đến chuyên gia hoặc những người hỗ trợ hoặc phải học hỏi để tự chữa lành cho mình.

 

Bài viết xin chia sẻ một số cách để chúng ta có thể tự chữa lành cho bản thân với những tổn thương đã xảy ra trong quá khứ hoặc những căng thẳng xảy ra trong đời sống thường ngày.

Chuyên gia tâm lý học Đặng Văn Nguyên
Địa chỉ : CT1 – CC chiến sĩ bộ Công An – Bắc Từ Liêm Hà nội
Hotline : 0888.77.1978 - 0918.612.338
Bản đồ